STT
|
Thành tố
|
Cách tiếp cận truyền thống
(Tiếp cận nội dung)
|
Cách tiếp cận mới (Tiếp cận năng lực)
|
1
|
Về mục tiêu giáo dục
|
- Có đề cập đến kỹ năng, thái độ, nhưng chú trọng cung cấp trang bị kiến thức mới; chưa chú ý yêu cầu thực hành và vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn
|
- Phát triển phẩm chất năng lực người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ, dạy người dạy chữ và dạy nghề;
-Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất hình thành phẩm chất, năng lực công dân phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
|
2
|
Về xây dựng và quản lý chương trình giáo dục
|
- Có một chương trình chung do Bộ ban hành áp dụng chung cho toàn quốc
- Không có tổng chủ biên xuyên suốt các cấp học;
- Chương trình được xây dựng theo kiểu cắt khúc thiếu tính liên thông.
|
- Xây dựng một chương trình tổng thể theo hướng mở, linh hoạt, liên thông từ lớp 1 đến lớp 12
- Bảo đảm và cập nhật chương trình quốc tế trong xây dựng chương trình
- Có tổng chủ biên cho các môn học /cấp học
- Trên cơ sở chương trình chung, phát triển chương trình nhà trường cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
|
3
|
Về Nội dung giáo dục
|
- Chương trình các môn học là nội dung thu nhỏ của các môn khoa học tương ứng.
- Quá chú trọng logic khoa học và tính hệ thống của môn học dẫn đến ôm đồm nặng nề; Nhiều kiến thức hàn lâm, thiếu thực tiễn; nặng nề về lý thuyết nhẹ về thực hành
- Thiếu tính liên môn giữa các môn học.
Nội dung phân hóa chưa sâu, chưa phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau.
- Phân luồng và hướng nghiệp kém hiệu quả.
- Số môn học quá nhiều, quá tải; có hiều nội dung trùng lặp, không thiết thực
|
- Đổi mới nội dung Giáo dục theo hướng lựa chọn một số kiến thức cơ bản, cốt lõi, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, giúp cho việc hình thành và phát triển, phẩm chất năng lực người học.
- Tăng tính thực hành vận dụng vào thực tiễn đời sống.
- Bảo đảm tính tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số lượng môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và các hoặt động giáo dục tự chọn.
- Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các cấp học, các chương trình giáo dục và nhu cầu học tập suốt đời của mỗi người
- Biên soạn Sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật.
|
4
|
Về phương pháp dạy học
|
- Nặng về thuyết trình, truyền bá, nhồi nhét kiến thức, ít khơi dậy cá tính sáng tạo; mang tính áp đặt, thiếu dân chủ
- Nhẹ về thực hành, thực nghiệm.
- Chưa chú trọng rèn luyện các phương pháp dạy cách học và tự học cho học sinh
|
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại;huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kinh nghiệm của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
- Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực.
- Chú trọng vận dụng các quan điểm dạy học, phương pháp dạy học khuyến khích học sinh học tích cực, tìm tòi nghiên cứu, thực hành: dạy học giải quyết vấn đề;dạy học dựa trên dự án; phương pháp bàn tay nặn bột….
|
5
|
Về hình thức tổ chức dạy học
|
- Chủ yếu là dạy học trực tiếp trên lớp, trong bốn bức tường, với cuốn sách giáo khoa và bảng đen phấn trắng….
- Ít thực nghiệm, thực hành thực tế
|
- Phối hợp tổ chức các hoạt động học trong/ngoài nhà trường lớp học và ở nhà của học viên; phối hợp giữa dạy học trực tiếp và dạy học trên mạng; phối hợp giữa dạy học trong và ngoài nhà trường; đa dạng các hoạt động giáo dục, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học
- Tăng cường các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh (“Tuần lễ sinh hoạt đầu năm….)
-Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
|
6
|
Về tổ chức các hoạt động giáo dục
|
- Chủ yếu dựa theo quy định về hoạt động ngoài giờ lên lớp trong chương trình,
- Có tổ chức thêm một số buổi ngoại khóa của môn học
|
- Đa dạng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học; thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh, thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học…
- Tăng cường các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, Kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh
|
7
|
Về điều kiện giáo dục
|
Chủ yếu khai thác các điều kiện dạy học trong phạm vi nhà trường
|
- Sử dụng các điều kiện về cơ sở vật chất trong nhà trường như: Phòng thí nghiệm; thư viện…
- Khai thác các điều kiện bên ngoài nhà trường như di tích lịch sử, di sản văn hóa; các nguồn lực trên máy tính và mạng intenet như thí nghiệm ảo, bài giảng điện tử, Elearning….
|
8
|
Về kiểm tra đánh giá giáo dục
|
- Chủ yếu vẫn là đánh giá sự ghi nhớ, chưa chú trọng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn cuộc sống; chưa khuyến khích sáng tạo những suy nghĩ cá nhân.
- Chủ yếu đánh giá kết quả học tập (đánh giá cuối kỳ đánh giá cuối năm..)
- Chủ yếu vẫn là đánh giá sự ghi nhớ, chưa chú trọng vận dụng kiến thức vào tình huống
|
-Chú trọng đánh giá năng lực của học sinh thông qua vận dụng kiến thức và thực hiện công việc.
- Tăng cường đanh giá quá trình.
- Kết hợp việc đánh giá của người dạy và việc tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường và đánh giá của nhà trường và xã hội
- Đa dạng hóa các hình thức đánh giá: đánh giá trên lớp đánh giá bằng hồ sơ, bằng nhận xét , thông qua sản dự án, bài thuyết trình;
- Tằng cường hình thức đề mở , khuyến khích sáng tạo của học sinh.
|
9
|
Về công tác quản lý
|
- Thực hiện kiểu quản lý bao cấp (Cả tư duy lẫn hành động), dễ áp đặt mệnh lệnh, chương trình giáo dục được thực hiện dập huôn máy móc theo quy định của cấp trên
- Cơ chế quản lý hạn chế khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh
|
- Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành lãnh thổ của các bộ ngành địa phương.
- Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở Giáo dục đào tạo.
- Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tinh thần chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục.
- Giáo viên tổ chuyên môn, nhà trường chủ động phát triển chương trình giáo dục nhà tường trên cơ sở chương trình quốc gia xây dựng kế hoạch giáo dục; chủ động tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục
- Đổi mới công tác quản lí chuyên môn, tổ chức sinh hoạt chuyên môn để phát triển chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
|